Ngọc trúc có tác dụng gì đối với cơ thể?

Sự phân bố của cây này ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), ta có thể chú ý tìm ở các tỉnh biên giới.

Hỏi: Xin cho hỏi trong chữa bệnh và cách thu hái nó như thế nào?
(Phạm Văn Ngọc – Hà Giang)
Trả lời: tên khoa học Polygonatum officinale All.
Thuộc họ hành tỏi Liliaceae.
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati officinalis) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc. Vì lá giống lá trúc, thân rễ bóng nhẵn trong như ngọc, do đó có tên.
Mô tả cây
Ngọc trúc là một loại cỏ sống dai cao 40 – 60cm, thân rễ mọc ngang màu vàng trắng nhạt, đường kính 0,5 – 1,5cm, trên thân rễ có nhiều rễ con. Lá mọc so le từ giữa thân trở lên, không có cuống, cứng dai, hình trứng, rộng dài 6 – 12cm rộng 3 – 6cm, mặt dưới màu trắng nhạt, Hoa mọc ở kẽ lá có cuống dài 1 – 1,4cm, mỗi kẽ mọc 1 – 2 hoa, màu trắng, hình chuông. Nếu 2 hoa thì có một cuống chung và 2 cuống con riêng. Quả mọng, hình cầu, đường kính 1 – 7mm, khi chín có màu tím đen.

Ngọc trúc
Phân bố thu hái và chế biến
Sự phân bố của cây này ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), ta có thể chú ý tìm ở các tỉnh biên giới.
Chữa “Khô vùng kín”, bí kíp cải thiện đời sống chăn gối vợ chồng Bị ho, đờm, khó thở, hen, COPD lâu mấy cũng “chào thua” mẹo này
Hiện nay ta đang khai thác một số loài ngọc trúc với tên hoàng tinh. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, hái về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất để 1 lúc, lấy ra phơi cho hơi khô đem ra lăn cho mềm rồi phơi hay sấy khô là được.
Tác dụng dược lý
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Nên căn cứ vào thành phần hóa học xác định theo tài liệu cũ thì chất convallarin có tác dụng kích thích thận và tẩy mạnh, lúc đầu convallarin gây hạ huyết áp, nhưng sau đó tim đập chậm lại, gây co quắp và cuối cùng với liều vừa đủ, gây tim ngừng ở thể tâm giãn, sau đó ngưng hô hấp.
Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân ngọc trúc được coi là vị thuốc nó dùng trong trường hợp cơ thể bị suy nhược mồ hôi ra nhiều. Đi tiểu nhiều lần, di tinh. Liều dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các dạng thuốc khác.
Theo tài liệu cổ ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng tư âm, nhuận táo, sinh tân khỏi khát. Dùng chữa táo nhiệt, miệng khát, phong thấp, sinh ho phát sốt, mồ hôi trộm hư hao mà sốt. Người dương suy âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không dùng được.
Chú thích:
Qua sự mô tả và hình dáng giữa ngọc trúc và một số loại hoàng tinh dễ có sự nhầm lẫn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *